Thai nhi bị dây rốn cuốn quanh cổ có nguy hiểm không? Nếu được bác sĩ xử lý kịp thời thì các trường hợp tràng hoa quấn cổ (dây rốn quấn cổ) không gây nguy hiểm cho bé sơ sinh. Tuy nhiên, nếu dây rốn quấn chặt thì bé có thể bị thiếu oxy. Do đó đối với những bé bị tràng hoa quấn cổ, sau khi sinh nếu mẹ phát hiện thấy bé sơ sinh có dấu hiệu co giật, chân tay run thì cần đưa bé đi khám ngay. Dây rốn quấn cổ 1 vòng, 2 vòng thường gặp ở thai nhi không nguy hiểm, tuy nhiên một số trường hợp dây rốn quấn nhiều thì ảnh hưởng đến quá trình tiếp oxy cho bé, thường bác sĩ sẽ cho mổ trong trường hợp này để an toàn cho mẹ & bé.
Dây rốn quấn cổ thai nhi là gì?
Dây rốn quấn cổ thai nhi (hay còn gọi là tràng hoa quấn quanh cổ thai nhi) là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hoặc nhiều vòng. Chiều dài trung bình của dây rốn khoảng 56cm. Một số trường hợp, dây rốn có thể dài – ngắn hơn đôi chút. Ngoài chức năng cung cấp oxy và dinh dưỡng, dây rốn còn truyền cả chất kháng sinh khi người mẹ dùng kháng sinh vào cơ thể của bé. Bởi vì, kháng sinh sẽ ngấm vào mạch máu của mẹ. Dây rốn vận chuyển các mạch máu có chứa kháng sinh từ mẹ tới bào thai. Đồng thời, dây rốn còn nhận những chất đào thải từ bào thai ra nhau thai. Đó là lý do các mạch máu bên trong bào thai luôn giàu oxy, dinh dưỡng và sạch khuẩn.
Vì sao lại xảy ra hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn cổ?
Thai nhi ở trong bụng mẹ không ổn định. Chúng luôn lăn tròn và vận động thường xuyên trong không gian bé nhỏ là tử cung của mẹ. Tuy nhiên, mỗi bé lại có đặc điểm và hành động khác nhau. Một số thì tương đối nhẹ nhàng, trong khi đó một số lại vận động nhiều như một vận động viên thể thao. Hoạt động của bé trong tử cung của mẹ như duỗi chân tay, quay một vòng tròn… có thể dẫn đến sự vướng víu. Sự vướng víu của dây rốn có liên quan tới cả độ dài dây rốn, khối lượng nước ối… Ngoài ra, sự vận động của mẹ cũng ảnh hưởng không ít. Lao động quá sức sẽ khiến đầu thai nhi có xu hướng xoay xuống, sẽ dẫn đến dây rốn cuộn xung quanh ban đầu lỏng, sau dần dần thắt chặt.
Dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm không?
Dây rốn chính là bộ phận truyền oxy và các chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi để nuôi dưỡng bé, đồng thời nhận những chất đào thải của thai nhi ra ngoài nhau thai, nếu dây rốn hoạt động tốt thì thai nhi sẽ nhận được đủ dưỡng chất để phát triển trong suốt thai kỳ. Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, trong trường hợp dây rốn quá ngắn hoặc thai nhi bị quấn quá nhiều vòng thì dây rốn có thể bị căng quá mức hoặc bị co thắt lại, làm giảm sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, khiến thai nhi không nhận đủ dưỡng chất cần thiết. Trong những trường hợp này, bé sinh ra có thể bị nhẹ cân, thiếu máu. Nếu dây rốn quấn chặt có thể làm nghẽn mạch máu truyền vào nuôi thai nhi, khiến thai nhi bị suy thai dẫn đến tử vong trong bụng mẹ.
Đối với thai nhi
Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở. Bởi thế, bé sơ sinh có nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong trong bụng mẹ.. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, gần 30% thai nhi có dây rốn nằm ở vùng cổ, một số trường hợp sẽ tự tháo khi em bé chuyển động trong bụng mẹ, số khác tồn tại cho đến lúc sinh. Đây là tình trạng không đáng quan ngại và không phải chỉ định mổ lấy thai. Chỉ một vài trường hợp rất dây rốn quấn cổ gây nguy hiểm cho em bé nhưng rất hiếm gặp. Để biết thai nhi có ổn hay không, có thể xác định bằng lượng máu đi qua dây rốn”.
Nguy cơ khi vượt cạn
Khi người mẹ chuyển dạ, dây rốn quấn có thể khiến thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài. Vì thế, nếu siêu âm xác định dây rốn quấn cổ, người mẹ cần đến bác sĩ theo dõi thai chặt chẽ theo lịch hẹn định kỳ.
Nguy cơ với bé sau khi chào đời
Nếu được bác sĩ xử lý kịp thời thì các trường hợp tràng hoa quấn cổ không gây nguy hiểm cho bé sơ sinh. Tuy nhiên, nếu dây rốn quấn chặt thì bé có thể bị thiếu oxy. Do đó đối với những bé bị tràng hoa quấn cổ, sau khi sinh nếu mẹ phát hiện thấy bé sơ sinh có dấu hiệu co giật, chân tay run thì cần đưa bé đi khám ngay
Một số trường hợp thai ở tuần 18-25 bị dây rốn quấn cổ rồi sau đó tự trở lại bình thường
Một số trường hợp, thai nhi càng lớn, do cử động nhiều nên bị dây rốn quấn thêm một vài vòng. Khi ấy, sẽ không có cách nào để gỡ dây rốn. Bởi thế, người mẹ cần theo dõi cử động của thai. Nếu thai đột ngột đạp mạnh hoặc đạp quá yếu thì cần nhập viện kiểm tra ngay.
Phòng ngừa dây rốn quấn cổ thai nhi
Ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, tránh thuốc lá, rượu hay thực phẩm gây kích thích mạnh. Tránh ăn những thực phẩm chưa được nấu chín. Lựa chọn các vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội… Không nên lựa chọn một bài tập vất vả, đồng thời cũng nên tránh các môn thể thao trong môi trường quá ồn ào.
Cuộc sống cần được tôn trọng đúng quy luật. Thai phụ cần nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, không thức đêm gây ra tình trạng quá căng thẳng hay mệt mỏi. Trong quá trình chăm sóc trước khi sinh, thai phụ nên lựa chọn những giai điệu âm nhạc nhẹ nhàng, nhịp điệu không quá mạnh, âm thanh không quá lớn, thời gian cũng không quá dài.
Làm gì khi thai bị tràng hoa quấn cổ ?
Bởi vì tràng hoa quấn cổ hầu hết đều không gây nguy hiểm cho thai nhi và mẹ bầu có thể sinh thường. Ngoài việc tránh cảm giác lo lắng có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé thì thai phụ cần tránh tâm lý chủ quan theo lời đồn đại trong dân gian. Quan niệm dân gian cho rằng tràng hoa quấn cổ là dấu hiệu sẽ sinh con thông minh là không có cơ sở khoa học. Để đảm bảo tránh tối đa biến cố dù nhỏ nhất, mẹ bầu cần đảm bảo chế độ ăn uống, vận động và sinh hoạt điều độ trong suốt thai kỳ và lưu ý nhiều hơn đến những dấu hiệu cử động của thai nhi để yêu cầu can thiệp y tế kịp thời.
Mẹo dân gian để bé tự tháo tràng hoa quấn cổ, nên áp dụng cách nào?
Theo quan điểm của y học hiện đại thì chưa có cách nào can thiệp bên ngoài để khắc phục hiện tượng tràng hoa quấn cổ mà chỉ hy vọng vào khả năng thai nhi vận động nhiều hơn có thể tự “gỡ rối”. Vì có một xác suất cao thai nhi sẽ tự biết cách tháo các vòng dây rốn quấn quanh cổ và vấn đề này hầu hết trường hợp đều không nguy hiểm nên thai phụ có thể không cần có tác động nào từ bên ngoài mà chỉ cần tạo tâm lý thoải mái, bồi dưỡng và rèn luyện sức khỏe cho tốt.
Kinh nghiệm dân gian dùng tay xoa bụng bầu là không nên thực hiện vì xoa bụng bầu vô tội vạ là việc làm phản khoa học. Việc xoa bụng bầu là không nên vì có thể khiến những cơn co tử cung nhiều hơn, đặc biệt ở hai tháng cuối và thúc đẩy dọa sinh sớm. Việc bị tràng hoa quấn cổ chỉ gây khó khăn cho việc sinh thường em bé, thông thường khi siêu âm thấy em bé có dây rốn quấn các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ cho bà bầu để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Một mẹo vặt khác khá phổ biến trong dân gian là mẹ bầu bò quanh giường ngược chiều kim đồng hồ thì sẽ gỡ được tràng hoa cho con. Mặc dù khoa học hiện nay chưa chứng minh được hiệu quả của cách làm này, thực tế có nhiều thai phụ cho rằng làm như vậy là có hiệu quả. Nguyên nhân có thể là do vận động như vậy có thể khiến thai nhi có cử động xoay người để tự tháo xoắn. Buổi tối trước khi đi ngủ, thai phụ có thể thực hiện cách này với giới hạn một vài vòng để vừa có thêm niềm tin, lại giúp dễ vào giấc ngủ hơn, tránh thực hiện quá nhiều gây chóng mặt và ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Tóm lại: Khi phát hiện thai nhi có dây rốn quấn quanh cổ thì các mẹ bầu nên theo dõi kỹ hơn sức khỏe của thai nhi để phát hiện kịp thời những bất thường. Chẳng hạn, trong một số trường hợp bị dây rốn quấn cổ quá chặt khiến bé không nhận đủ oxy, bé sẽ có phản ứng đạp mạnh và dữ dội vào bụng mẹ để thể hiện sự khó chịu của cơ thể. Do đó các mẹ bầu nên để ý cử động thai hàng ngày, nếu thấy thai nhi cử động ít hơn, yếu hơn bình thường hoặc nhiều hơn, mạnh hơn bình thường thì nên đi khám ngay để kịp thời phát hiện những bất thường cũng như những nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi. Đối với các trường hợp dây rốn quấn cổ, bác sĩ sẽ đo lưu lượng máu từ mẹ qua thai nhi để biết bé có được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển hay không. Nếu có dấu hiệu nguy hiểm, mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ để bảo vệ an toàn cho bé. Lưu ý quan trọng nhất trong những tháng cuối của thai kỳ, đó là mẹ cần đi khám thai thường xuyên để kịp thời nắm bắt bất kỳ diễn biến bất lợi nào cho bé và cho việc sinh nở.