Khi cho trẻ uống thuốc kháng sinh kéo dài, một số vi khuẩn có lợi sẽ bị ảnh hưởng, các vi khuẩn có hại do có khả năng kháng sinh rất mạnh nên ít bị ảnh hưởng hơn. Việc này làm cho cân bằng giữa 2 nhóm vi khuẩn bị phá vỡ, nhóm vi khuẩn có hại phát triển tràn lan trong đường tiêu hóa, tiết ra độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột, kích hoạt quá trình viêm nhiễm, phù nề, xuất tiết, xuất huyết trong lòng ruột và làm cho trẻ bị tiêu chảy….
Vì sao trẻ uống kháng sinh lại bị tiêu chảy?
Tiêu chảy ở trẻ em được xem là một trong số 3 căn bệnh đáng lo ngại của các nước đang phát triển. Đây là một bệnh về rối loạn tiêu hóa, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, nhiễm khuẩn,… và trong đó không thể bỏ qua lý do dùng thuốc kháng sinh. Vậy trẻ uống kháng sinh bị đi ngoài có nguy hiểm không? Phải xử trí làm sao để giúp trẻ mau khỏi bệnh?
Tại sao trẻ uống thuốc kháng sinh lại bị tiêu chảy?
Các mẹ nên biết rằng, trong hệ tiêu hóa của chúng ta tồn tại một quần thể vi khuẩn bao gồm hàng trăm chủng khác nhau. Trong các chủng vi khuẩn này, có nhiều chủng cộng sinh có lợi cho cơ thể. Ngoài ra, cũng có rất nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong ruột sẽ gây bệnh khi có cơ hội. Trong quá trình song song tồn tại, nhóm vi khuẩn có lợi nếu phát triển mạnh và đầy đủ sẽ kiềm chế không cho nhóm vi khuẩn có hại gây bệnh.
Khi cho trẻ uống thuốc kháng sinh kéo dài, một số vi khuẩn có lợi sẽ bị ảnh hưởng, các vi khuẩn có hại do có khả năng kháng sinh rất mạnh nên ít bị ảnh hưởng hơn. Việc này làm cho cân bằng giữa 2 nhóm vi khuẩn bị phá vỡ, nhóm vi khuẩn có hại phát triển tràn lan trong đường tiêu hóa, tiết ra độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột, kích hoạt quá trình viêm nhiễm, phù nề, xuất tiết, xuất huyết trong lòng ruột và làm cho trẻ bị tiêu chảy.
Biểu hiện thường thấy của trẻ khi bị tiêu chảy do dùng kháng sinh: Tiêu chảy thường xuất hiện trong hoặc sau khi bé dùng kháng sinh. Vùng hậu môn của trẻ bị hăm đỏ do tính chất axit của phân, mỗi lần đại tiện bé phải rặn. Hầu hết các trường hợp, tiêu chảy do kháng sinh là nhẹ với biểu hiện chính là đi ngoài phân sống, phân lỏng nhiều lần trong ngày. Thông thường, các trường hợp bé bị tiêu chảy khi dùng kháng sinh sẽ tự hết sau khi ngừng thuốc Trong trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng, có bệnh lý nặng kèm theo, khi dùng thuốc kháng sinh phổ rộng, liều cao và kéo dài thì có thể gây ra tình trạng tiêu chảy nặng hơn và được gọi là viêm đại tràng giả mạc. Lúc này, bé sẽ có các biểu hiện như tiêu chảy, phân nhiều nước và có thể có máu, đau bụng; buồn nôn và nôn, sốt. Bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ và xét nghiệm phân để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thuốc kháng sinh nào có thể gây tiêu chảy? Các nhóm kháng sinh thường gây tiêu chảy đơn thuần hoặc hội chứng viêm đại tràng giả mạc là nhóm cepalosporins, clindamycin, erythromycin, penicillins, ampicillin, amoxicillin, nhóm quinolones, tetracyclines… Ngoại trừ những trường hợp nhẹ thì tiêu chảy sau khi dùng thuốc kháng sinh nếu kéo dài có thể gây nhiều hậu quả như mất nước nặng, hạ kali máu, rối loạn thăng bằng kiềm,… Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?
Điều trị và phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh
Mẹ nên bổ sung vi khuẩn có ích tại ruột cho bé để ngăn cản các tác nhân có hại như virus, ký sinh trùng,… bằng cách cho bé sử dụng men vi sinh hoặc ăn nhiều sữa chua. Khi trẻ bị tiêu chảy, vi nhung mao ruột bị tổn thương, một lượng lớn kẽm đáng kể sẽ bị mất qua chất thải. Trong khi đó, kẽm lại là thành phần quan trọng của màng tế bào niêm mạc ruột. Do đó, mẹ nên tăng cường bổ sung kẽm cho bé qua các loại thực phẩm như ngũ cốc, thịt, cua, sò, tôm, nấm, rau chân vịt, trái cây,… để giúp tái tạo và phục hồi vi nhung mao ruột, giúp trẻ chóng hồi phục, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, rút ngắn thời gian bị tiêu chảy.
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, các mẹ nên đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý để trẻ không bị thiếu chất và cung cấp đầy đủ năng lượng và các thành phần để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương. Mẹ cần tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng cho bé như sau: Ăn đủ 4 nhóm chất là đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ và vitamin. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường, nước giải khát công nghiệp, thức ăn khô. Nên chế biến thực phẩm dưới dạng mềm, lỏng cho bé dễ tiêu hóa như bột, súp, cháo,… Bổ sung nước và chất điện giải cho trẻ (dung dịch oserol) trên 10 lần/ ngày nếu là tiêu chảy cấp và trên 14 lần/ ngày nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài để tránh tình trạng mất nước.