Cây bách bộ: Mô tả đặc điểm nơi phân bố thành phần công dụng và cách dùngtiếp nối là những kiến thức về các loại cây thuốc nam chữa trị bệnh cực kỳ công hiệu mà chúng ta dễ dàng bỏ qua. Cây bách bộ hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như dây ba mươi, củ rận trâu, dây dẹt ác. Loài cây thuốc quý này thường mọc dại ở ven suối hay những nơi có nhiều mùn đất. Công dụng của nó cũng tương tự như các loại cây thuốc khác quanh ta như trị ho gà, ho khan, kháng khuẩn, tẩy giun móc giun đũa giun kim cho trẻ nhỏ cũng cực kỳ hiệu nghiệm. Ngày nay, người dân thường tìm tới các bài thuốc đông y để chữa bệnh với hi vọng “còn nước còn tát” mà bỏ qua các bài thuốc nam cũng có tác dụng điều trị bá bệnh tốt không kém. Cây bách bộ nghe thì có vẻ xa lạ và mới nhưng với những ai đã từng dùng qua các phương pháp đặc trị bệnh từ thứ cây này thì hẳn sẽ rất quan tâm.
Tìm hiểu về cây bách bộ: Đặc điểm nơi phân bố, thành phần hóa học, liều lượng và cách sử dụng hiệu quả nhất
1. Tên khoa học của cây bách bộ
- Stemona tuberosa Lour.
2. Họ cây bách bộ
- Bách bộ (Stemonaceae).
3. Tên gọi khác của cây bách bộ
- Dây ba mươi, củ rận trâu, dây dẹt ác, sam síp lạc (Tày), mùi sấy dòi (Dao), bẳn sam síp (Thái), pê chầu chàng (H’mông).
4. Mô tả đặc điểm cây bách bộ
- Cây: Dây leo có thân mảnh, nhẵn, dài đến 6-8m, ở gốc có nhiều rễ củ mọc thành chùm, 10-20 hoặc 30 củ (Củ ba mươi), có khi tới gần một trăm củ, dài 15-20cm, rộng 1,5-2cm. Lá mọc đối hay so le, giống lá Củ nâu, nhưng đặc biệt có hệ gân ngang dày song song với các gân chính hình cung, dài 10-15cm, rộng 4mm, mặt ngoài màu vàng lục, mặt trong màu đỏ tươi, có mùi thối; 4 nhị dài 4-5cm. Quả nang chứa nhiều hạt.
- Dược liệu: Rễ cong queo, dài 15cm trở lên, đường kính 0,5 -1cm. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc. Ðầu trên hơi phình to, còn vết của gốc thân, đầu dưới thuôn nhỏ. Mặt ngoài vàng nâu, có nhiều vết nhăn dọc. Thể chất mềm dẻo. Mặt cắt ngang thấy mô mềm vỏ màu vàng nâu, trụ giữa (lõi) màu trắng ngà. Vị đắng, hơi ngọt
Thu hái: Có thể thu hoạch củ vào mùa xuân hoặc mùa thu. Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, nhúng trong nước sôi, hoặc đồ vừa chín. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc dài, phơi nắng hoặc sấy khô.
5. Thành phần hoá học cây bách bộ
- Trong rễ củ Bách bộ (Stemona tuberosa) có nhiều alcaloid khác nhau. Ngoài ra trong rễ củ còn có glucid (2,3%), lipid (0,84%), protid (9,25%) và acid hữu cơ (acid citric, malic, oxalic…).
- Trong rễ của loài Stemona tuberosa Lour. đã xác định có các alcaloid: Tuberostemonin (C22H23O4N), Neotuberostemonin oxotuberostemonin (C22H31O5N), stenin (C17H22O2N), stemotinin (C18H25O5N), isostemotinin (C18H25O5N), tuberostemoninol (C22H34O6N), Bisdehydroneotuberostemonin.
6. Công dụng cây bách bộ
- Thường dùng chữa viêm khí quản, lao phổi, ho gà, lỵ amíp; Kháng khuẩn, long đờm; Chữa giun móc, giun đũa, giun kim; tình trạng ngứa ngáy da, eczema, viêm da. Còn dùng diệt bọ chét, chấy rận, sâu bọ.
- Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc, cao, bột, viên. Uống liền 4-6 ngày. Dùng ngoài sắc lấy nước rửa hoặc nấu cao bôi chữa lở ghẻ, diệt côn trùng, bọ gậy, chấy rận.
- Người tỳ vị hư yếu không dùng. Dùng nhiều sẽ bị ngộ độc. Giải độc bằng nước ép gừng tươi hoặc thêm một ít giấm ăn.
7. Công năng của cây bách bộ
- Nhuận phế, giảm ho, bài trùng
8. Các bài thuốc trị bệnh từ cây bách bộ
- Hen khí quản: Bách bộ, Tử uyển, nhân hạt Mơ, mỗi vị 10g, Bối mẫu 6g, sắc uống.
- Ho gà: Bách bộ, Hạ khô thảo, mỗi vị 10g sắc uống.
- Tẩy giun kim: Bách bộ nấu nước thụt.
* Kiêng kỵ: Người tì vị hư yếu không dùng. Dùng nhiều sẽ gây ngộ độc. Giải độc bằng nước ép Gừng tươi hoặc thêm một ít giấm ăn.
* Ghi chú:
- Nước ta có một số loài thuộc chi Stemona như : Stemona pierrei Gagnep. Stemona saxorum Gagnep., cũng được dùng làm thuốc như loài Stemona tuberosa Lour.
- Dược điển Trung Quốc quy định Bách bộ là rễ củ loài Stemona tuberosa Lour.; Stemona sessilifolia Miq.; và Stemona japonica (Bl.) Miq.
- Ở Trung Quốc Bách bộ thường bị giả mạo bởi rễ của các loài Asparagus filicinus Ham. ex. D. Don. và Asparagus officinalis L, var. altilis L, họ Bách hợp (Asparagaceae).
9. Cách dùng, liều lượng sử dụng cây bách bộ
- Chữa ho: 3 – 15g một ngày.
- Tẩy giun: 7g dưới dạng thuốc sắc, uống sáng sớm vào lúc đói. Uống trong 5 ngày, sau đó tẩy.
- Dùng ngoài: Nấu nước để rửa hoặc nấu cao để bôi ghẻ lở.
10. Tác dụng dược lý của loài cây bách bộ
- Tác dụng kháng vi trùng: Radix Stemonae in vitro có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loại khuẩn gây bệnh gồm: Streptococus pneumoniae, Hemolytic streptococus, Neisseria meningitidis và Staphylococus aureus (Trung Dược Học).
- Tác dụng diệt ký sinh trùng: Dịch cồn hoặc nước ngâm kiệt của Bách Bộ có tác dụng diệt ký sinh trùng như chấy rận, bọ chét, ấu trùng ruồi, muỗi, rệp… (Trung Dược Học).
- Tác động lên hệ hô hấp: Nước sắc Bách bộ không tỏ ra có tác dụng giảm ho do chích Iod nơi mèo. Bách bộ có tác dụng làm giảm hưng phấn trung khu hô hấp của động vật, làm giảm ho do ức chế phản xạ ho. Đối với kháng Histamin gây co giật, Bách bộ có tác dụng giống như Aminophylline nhưng hòa hoãn và kéo dài hơn (Trung Dược Học).
- Dùng trong bệnh nhiễm: Theo dõi hơn 100 bệnh nhân dùng nước sắc Bách bộ, cho thấy có 85% có hiệu quả giảm ho (Trung Dược Học).
- Tác dụng trị ho: Stemonin có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp của động vật, ức chế phản xạ ho, do đó có tác dụng trị ho. Bách bộ đã được thí nghiệm chữa lao hạch có kết quả tốt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Tác dụng trị giun và diệt côn trùng: Ngâm giun trong dung dịch 0,15% Stemonin, giun sẽ tê liệt sau 15 phút. Nếu kịp thời lấy giun ra khỏi dung dịch, giun sẽ hồi phục lại. Tiêm dung dịch Stemonin sulfat (3mg) vào ếch nặng 25g, có thể làm cho ếch tê bại, sau 12 giờ thì bình phục. Dùng rượu thuốc Bách bộ 1/10 trong rượu 700, ngâm hoặc phun vào con rận, rận sẽ chết sau một phút. Nếu ngâm rệp, con vật sẽ chết nhanh hơn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Tác dụng kháng khuẩn: Bách bộ có tác dụng diệt vi khuẩn ở ruột gìa và kháng vi khuẩn của bệnh lỵ, phó thương hàn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
11. Trồng trọt cây bách bộ
- Bách bộ ưa khí hậu ôn hoà. Cây thường mọc hoang ở sườn đồi hay ven suối, ẩm mát, thích đất pha cát, nhiều mùn.
- Có thể trồng bằng cách gieo hạt hoặc bằng chồi gốc. Hạt chín vào mùa thu (tháng 8-9). Gieo hạt vào mùa xuân (tháng 3-4) và đánh cây con trồng vào mùa xuân năm sau.
- Chọn nơi đất ẩm, râm mát và thoát nước trong mùa mưa để làm vườn ươm. Sau khi làm đất tơi nhỏ, lên luống cao 15-20cm, rộng 70-80cm. Rạch hàng cách nhau khoảng 20cm. Khi gieo hạt cách nhau 2-3cm. Rắc tro bếp lên hạt, phủ đất dày độ 0,5cm và phủ rơm rạ hay cỏ khô để giữ ẩm và chống kết vàng ở mặt luống. Sau khi cay mọc, làm cỏ, vun xới, đảm bảo vườn ươm luôn luôn sạch cỏ và đất ẩm xốp. Khoảng 1 năm có thể đánh trồng.
- Khi trồng, chọn khu đất thoát nước ven đồi nhưng phải đảm bảo đất luôn luôn ẩm. Cuốc đất sâu khoảng 20cm, để ải 20-30 ngày, sau đó làm nhỏ đất. Trồng với khoảng cách 50 x 20cm. Mỗi hốc trồng một cây. Hàng năm, có thể trồng xen các cây ngô hoặc đậu đỗ giữa hai hàng Bách bộ. Trồng cây xen, có thể vừa sử dụng đất hợp lý vừa che bóng cho Bách bộ. Khi cây Bách bộ mọc dài khoảng 20cm, cần cắm que cho cây leo. Có thể gieo thẳng kjhoong qua vườn ươm. Mỗi hốc gieo 4-5 hạt. Khi đánh cây cũng để lại mỗi hốc 1 cây.
- Trong sản xuất còn dùng chồi gốc để trồng. Khi thu hoạch, cắt rễ củ làm thuốc và cắt thân lá còn lại khoảng 5cm sẽ được chồi gốc làm giống. Có thể tách ra nhiều mầm để trồng. Trồng bằng gốc, chóng được thu hoạch nhưng được ít giống. Bách bộ trồng được 2-3 năm có thể thu hoạch.
12. Bộ phận thường dùng của cây bách bộ
- Rễ củ đã chế biến khô của cây Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.), họ Bách bộ (Stemonaceae).
13. Cách thu hái và chế biến cây bách bộ
- Đào lấy củ già rửa sạch cắt bỏ rễ 2 đầu, đem đồ vừa chín, hoặc nhúng nước sôi, củ nhỏ để nguyên, củ lớn bổ đôi, phơi nắng hoặc tẩm rượu, sấy khô (Bản Thảo Cương Mục).
- Rửa sạch, ủ mềm rút lõi, xắt mỏng phơi khô, dùng sống. Tẩm mật một đêm rồi sao vàng (dùng chín) (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
14. Phân bố cây bách bộ
Cây mọc hoang ở các vùng núi nước ta và nhiều nước khác. Ở Trung Quốc vị thuốc Bách bộ còn được khai thác từ các loài S. japonica Miq., S. sessilifolia (Miq.) Franch. et Savat.
Vừa rồi là tất tần tật những kiến thức thông tin khoa học cơ bản và quan trọng nhất về cây bách bộ, quý bạn đọc nào quan tâm có thể tham khảo và xác định cho mình một hướng điều trị thật đúng đắn phù hợp trong thời gian sắp tới. Dây ba mươi, củ rận trâu, dây dẹt ác là những tên gọi thường khác của cây bách bộ cùng với những thành phần, công dụng chính yếu đã nêu, tin chắc nếu biết cách tận dụng loài cây thuốc quý tự nhiên này thì nhất định bệnh tình của bạn hoặc người thân dù nặng tới đâu cũng sẽ thuyên giảm ít nhiều, nói chung là cứ kiên nhẫn thì sẽ chữa khỏi dứt điểm thành công. saigon-ict.edu.vn chúc bạn xem tin vui!