Thực đơn cho bà bầu ốm nghén nên ăn gì để bổ sung dưỡng chất? là câu hỏi của nhiều người hiện nay. Mang thai và được làm mẹ là điều hạnh phúc đối với các chị em phụ nữ, tuy nhiên nhiều người khi mang thai bị ốm nghén rất nặng, không ăn uống được gì ảnh hưởng đến sự hình thành thai nhi. Những cơn ốm nghén của bà bầu làm giảm bớt sự thèm ăn, dẫn đến cơ thể không còn chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể và thai nhi khiến mọi người lo lắng. Vậy khi bà bầu ốm nghén nên ăn gì, thực đơn cho bà bầu ốm nghén như thế nào, lưu ý trong ăn uống cho bà bầu ốm nghén,…..tất cả sẽ được chia sẻ dưới đây, mời mọi người cùng theo dõi nhé.
1. Vận động nhẹ nhàng để đào thải độc tố cơ thể
Mẹ bầu vẫn có thể luyện tập các bài tập nhẹ nhàng dành cho bà bầu như đi bộ, tập yoga…điều này không chỉ giúp cơ thể ăn uống tốt hơn mà còn giúp tinh thần thoải mái, thư giãn ngủ ngon hơn và rất tốt cho sự phát triển của em bé.
Nếu mẹ bầu ốm nghén kéo dài, sức khỏe suy yếu cần phải đưa người mẹ đến cơ sở y tế để các bác sỹ có biện pháp can thiệp kịp thời đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và em bé.
2. Cho bà bầu ăn theo sở thích
Vì đây là giai đoạn đầu của thai kỳ em bé chưa cần quá nhiều chất dinh dưỡng nên mẹ bầu không cần phải cố gắng ăn quá nhiều chỉ cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể là được.
Cảm giác buồn nôn khi ăn khiến mẹ bầu sợ ăn uống vì vậy cần tìm ra những món mà mẹ bầu có thể ăn được bằng cách đổi món thường xuyên. Thức ăn nên là những loại mềm dễ tiêu hóa và giàu đạm. Động viên mẹ bầu ăn những món mẹ bầu thích kể cả các món ăn vặt như bánh, mứt kẹo, hoa quả.
3. Bổ sung nước trái cây, sữa hằng ngày
Nhất thiết phải có các vitamin, khoáng chất, axit amin trong khẩu phần ăn hằng ngày của mẹ bầu bởi những chất này cực kỳ quan trọng với sự phát triển toàn diện của thai nhi. Được cung cấp trong các loại nước trái cây, hoa quả, nước mía và sữa là không thể thiếu. Mẹ bầu uống ít một chia ra cả ngày không nên uống nhiều một lúc.
Nếu không uống được sữa cho bà bầu mẹ bầu có thể thay thế bằng sữa tươi, sữa pha sẵn các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai…và cung cấp đủ nước cho cơ thể bù lại lượng nước bị mất đi do nôn.
4. Cho bà bầu ăn nhiều bữa và giữ dạ dạy không bị đói
Việc dạ dạy trống trơn co bóp làm lượng axit tăng cao có thể khiến mẹ bầu buồn nôn, nôn khan. Mẹ bầu không nên ăn quá no một lúc mà nên chia nhỏ các bữa ăn ra dạ dày quá no có thể dễ bị kích thích. Nên mang theo những đồ ăn nhẹ khi ra ngoài.
5. Không sử dụng chất kích thích
Mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng những chất kích thích để hạn chế những căng thẳng stress như rượu, bia, thuốc lá, cafe…
Sau khi theo dõi thực đơn cho bà bầu ốm nghén nên ăn gì để bổ sung dưỡng chất? trên đây chắc hẳn mọi người đã biết nên chuẩn bị thực đơn cho người ốm nghén như thế nào hiệu quả, đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thai nhi và sức khỏe của mẹ. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện và hãy luôn đồng hành cùng saigon-ict.edu.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.